Quan Thế Âm Bồ Tát
Cao: 46cm - Rộng: 22cm - Sâu: 10cm
Giao hàng toàn quốc (SHIP COD)
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Yên tâm mua sắm
đổi trả hàng nếu như không ưng
Đặt hàng dễ dàng
Sau khi đặt hàng thành công chúng tôi sẽ gọi điện xác nhận và giao hàng
Mã số: PH 041
Cao:46cm Rộng: 22cm
Quan Thế Âm Bồ Tát - Ý nghĩa của danh xưng:
Theo phật giáo, những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ đều có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy mọi vật, dùng mắt để "nghe" được âm thanh, dùng lưỡi để "ngửi" được, v.v. Trong danh xưng của Quán Thế Âm Bồ Tát thì Quán có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe -
Thế có nghĩa là cuộc đời, cuộc sống nhân gian - Âm có nghĩa là âm thanh, tiếng thỉnh cầu. Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là: vị Bồ Tát có thể dùng mọi giác quan nghe thấy và thấu hiểu tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh ở trong khắp cõi nhân gian và sẵn sàng giải cứu, hướng đạo cho chúng sinh, giúp họ đủ nghị lực vượt qua những cơ cực trong cuộc đời.
Sở dĩ Phật Quan Âm Bồ Tát mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khổ cứu nạn, mỗi khi chúng sinh bị khổ ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của Quan Âm Bồ Tát, ngài liền tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sinh bị khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Phật Bà Quan Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát, cứu họ thoát khỏi tai ách.
Quán Thế Âm nguyên là danh xưng của ngài nhưng do tránh chữ “Thế” trong tên của của nhà vua đời Đường là Lý Thế Dân nên nhân gian thường gọi ngài là Quan Âm hoặc là Quán Âm. Cũng bởi tấm lòng từ bi không bờ bến của Ngài nên chúng sinh coi ngài là Mẹ hiền lớn nhât trong tất cả các bà mẹ hiền bởi vậy họ thường niệm đến ngài với tấm lòng kính ngưỡng nhất: “ Mẹ Quan Âm”.
Quan Âm Bồ Tát là ai?
Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni, đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã dạy ngài A-nan rằng: trong vô lượng kiếp về trước, Bồ Tát Quan Âm đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai vì nguyện lực đại bi, vì muốn an vui thành thực cho chúng sinh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát , danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.
Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa, Bồ tát Quan Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ tát khác và Phật A Di Đà. Ttrước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng của Chuyển Luân vương Vô Tránh Niệm. Cùng thời, có đức Bảo Tạng Như Lai giáo hoá chúng sinh. Thấu hiểu giáo lý do đức Phật ấy truyền dạy, vua phát tâm cầu đạo và tinh tấn tu hành. Thái tử cũng vậy. Khi công hạnh vẹn toàn, vua thành Phật hiệu là A Di Đà và thái tử thành Bồ tát hiệu Quán Thế Âm cùng ngụ ở chốn tây phương cực lạc. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên cũng sẽ nhập niết bàn, khi đóồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là: thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư Sĩ, Tế quan, Bà La Môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ Nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang, Phạm Vương, Đế Thích, Thanh Văn,
Ngoài ra, Quan The Am Bo Tat còn có 33 hóa thân khác, những hóa thân này kết hợp 32 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Quốc mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm.
Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát có diệu dụng đặc biệt. Ngài lắng nghe và thấu hiểu tất cả mọi khổ đau rồi từ bi giáo hóa, cứu độ đưa chúng sinh đến nơi an vui, giải thoát khỏi sầu đau. Nếu có vô lượng chúng sinh bị khổ não liền nhất tân xưng danh của Quan Thế Âm, tức thời sẽ được Bồ Tát ứng cứu thoát ra ngoài các tai ách, khổ nạn.